Quan hệ với các bộ môn khác Nghiên_cứu_văn_học

Nghiên cứu văn học là chuyên ngành khoa học có độ mở rất lớn, bao gồm trong nó sự liên hệ đa dạng với các khoa học nhân văn khác. Một số ngành khoa học xã hội, khoa học nhân văn là cơ sở phương pháp luận của nghiên cứu văn học (như triết học, mỹ học, giải thích học); một số ngành khác gần nghiên cứu văn học về đối tượng hoặc nhiệm vụ nghiên cứu (như nghiên cứu văn hóa dân gian, nghệ thuật học đại cương). Bên cạnh 2 nhóm bộ môn hỗ trợ nói trên, còn cần kể đến nhóm các ngành cùng chung xu hướng nhân văn như sử học, tâm lý học, xã hội học.

Riêng đối với ngữ học, nghiên cứu văn học có sự liên hệ về nhiều mặt: cùng chung tài liệu nghiên cứu (ngôn ngữ, vừa với tư cách phương tiện giao tiếp vừa với tư cách "yếu tố thứ nhất", ngôn từ, của văn học), gần gũi về chức năng nhận thức của ngôn ngữ và hình tượng, có sự tương đồng nhất định về cấu trúc. Trước đây nghiên cứu văn học và các ngành nhân văn học khác được gộp vào khái niệm ngữ văn học như một khoa học tổng hợp, nghiên cứu văn hóa tinh thần trong các dạng biểu hiện ngôn ngữ, văn tự, văn bản, văn học. Ở thế kỷ 20 khái niệm ngữ văn học thường trỏ chung hai ngành nghiên cứu văn học và ngữ học, và theo nghĩa hẹp là trỏ các bộ môn văn bản học và phê bình văn bản của Mai Hương và Minh Quốc